Làm việc tại Hiroshima

Thủ tục đăng ký tư cách lưu trú

Tư cách lưu trú để nhập cảnh, lưu trú ở Nhật Bản

Tư cách lưu trú và kỳ hạn lưu trú v.v…

Toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú ở Nhật Bản đang được quy định chi tiết về thủ tục đăng ký tư cách lưu trú và nội dung hoạt động trong thời gian lưu trú dựa theo luật gọi là “Luật quản lý xuất nhập cảnh và chấp nhận người tị nạn” (sau đây viết tắt là Luật nhập cảnh).
Thêm nữa, dựa theo mỗi mục đích lưu trú, “Tư cách lưu trú” và “Kỳ hạn lưu trú” được quy định.
Hơn nữa, các nội dung có thể hoạt động đối với mỗi loại “Tư cách lưu trú” đã được quy định nghiêm ngặt.
Nếu không thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của Luật xuất nhập cảnh, vi phạm các quy tắc hoặc không được phép mà vẫn thực hiện các hoạt động ngoài tư cách lưu trú như các hoạt động liên quan đến thu nhập thì có thể dẫn đến bị trục xuất và đơn đăng ký thay đổi tư cách lưu trú và gia hạn kì hạn lưu trú cũng sẽ không được chấp nhận, cần phải cẩn thận vì cũng có trường hợp không thể tiếp tục cuộc sống du học.
Nếu không có lý do bất khả kháng như bị ốm v.v… mà tỷ lệ chuyên cần thấp thì có khi sẽ bị cho rằng không chuyên tâm học tập, và không được phép gia hạn hoặc thay đổi tư cách lưu trú.

Thủ tục đăng ký tư cách lưu trú

Thủ tục đăng ký tư cách lưu trú sau khi nhập cảnh được tiến hành ở Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh địa phương có ở khu vực sở tại đăng ký người nước ngoài.
Nếu bạn lo lắng về việc gia hạn kỳ hạn lưu trú hay thay đổi tư cách lưu trú, hãy trao đổi với bộ phận tư vấn du học sinh, Trung tâm thông tin lưu trú tổng hợp cho người nước ngoài và bộ phận chuyên trách ở các trường trước khi nộp đơn.
Nếu bạn vượt quá kỳ hạn lưu trú mà không làm thủ tục gia hạn thời gian lưu trú hay thay đổi tư cách cư trú, bạn sẽ bị điều tra là "người lưu trú bất hợp pháp".
Đơn xin gia hạn thời gian có thể được thực hiện ba tháng trước kỳ hạn cư trú, vì vậy nên nộp đơn càng sớm càng tốt.

Trình tự sau khi đăng ký

Tại Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh, sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, một số ngày sau sẽ thông báo cho bạn về kết quả xét duyệt bằng bưu thiếp v.v…
Vì vậy, bạn phải đến Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh một lần nữa để nhận được sự cho phép.
Nếu đơn đăng ký được chấp nhận, thì trên thẻ lưu trú sẽ đóng dấu là “đang đăng ký”, do đó chỉ cần đợi đến khi Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh liên lạc sau đó.
Giả sử kỳ hạn lưu trú hết hạn trong thời gian đó thì sẽ không trở thành "lưu trú bất hợp pháp".

Khi rời Nhật Bản tạm thời (Giấy phép tái nhập cảnh đặc định)

Nếu bạn rời khỏi Nhật Bản mà không có giấy phép tái nhập cảnh, khi bạn quay trở lại Nhật Bản bạn sẽ phải nộp “Đơn xin chứng nhận tư cách lưu trú”, sau đó nhận được “Visa nhập cảnh”.
Tuy nhiên, nếu có tái nhập cảnh trong vòng một năm, thì chỉ cần có thẻ lưu trú thì được coi là có giấy phép tái nhập cảnh, vì vậy nếu bạn tái nhập cảnh trong vòng một năm sau khi xuất cảnh, chỉ cần xuất trình thẻ lưu trú cùng với hộ chiếu của thì có thể tái nhập cảnh.
Nếu tái nhập cảnh vào Nhật Bản hơn một năm sau, thì sau khi nhận được giấy phép tái nhập cảnh từ Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh thì mới xuất cảnh.
Bạn sẽ trả một khoản phí 3.000 yên (chỉ một lần) hoặc 6.000 yên (nhiều lần) và nhận được một con dấu ở giấy phép tái nhập cảnh được dán trên hộ chiếu.

Thay đổi tư cách lưu trú (visa lao động) cần thiết khi làm việc tại Nhật Bản

Thay đổi tư cách lưu trú

Người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản, chỉ có thể hoạt động (làm việc) trong phạm vi đã quy định trong toàn bộ 28 loại tư cách lưu trú.
Để các du học sinh đang học các trường Đại học, Cao học v.v… của Nhật Bản làm việc tại Nhật Bản cần thay đổi từ tư cách lưu trú “Du học” hiện tại sang tư cách lưu trú có thể làm việc như “kỹ thuật, kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế”.  
Thêm nữa, từ tháng 4 năm 2015 “kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế” và “kỹ thuật” được tích hợp lại, trở thành “kỹ thuật, kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế” tuy nhiên điều kiện của từng loại giữ nguyên nên chúng tôi sẽ giải thích riêng.

Kiến thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế

Visa cần thiết trong trường hợp bạn đang làm việc sử dụng kiến thức về khoa học nhân văn hay kinh tế ngoài việc phát triển sản phẩm, thiết kế, quảng cáo, quảng bá, công việc giao dịch với nước ngoài, thông dịch và giảng dạy ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ của bạn.
Là tư cách lưu trú trong nhiều trường hợp cần phải lấy khi bạn giảng dạy ngôn ngữ tại các công ty Nhật Bản sử dụng tiếng mẹ đẻ hay khi bạn làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản sau khi tốt nghiệp trường nghề hoặc đại học hệ nhân văn.
Tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản được yêu cầu để có được Visa kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế như sau:

  • Đã tốt nghiệp đại học hoặc được đào tạo tương đương hoặc cao hơn trong lĩnh vực khoa học nhân văn.
    Đã hoàn thành khóa học chuyên ngành của trường trung cấp nghề của Nhật Bản.
    Có kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên. 
  • Trong trường hợp làm các công việc phiên dịch, thông dịch, giảng dạy ngôn ngữ, quảng bá, quảng cáo, giao dịch với nước ngoài, thiết kế quần áo và nội thất, phát triển sản phẩm và các công việc tương tự thì phải có từ 3 năm kinh nghiệm thực tế trở lên với các công việc đó.
    Tuy nhiên, về phiên dịch, thông dịch và giảng dạy ngôn ngữ, cần phải có chứng chỉ tốt nghiệp Đại học. (không yêu cầu 3 năm kinh nghiệm làm việc)
  • Được nhận thù lao bằng hoặc nhiều hơn số tiền người Nhật nhận.
Kỹ thuật

Visa kỹ thuật là tư cách lưu trú cần thiết trong trường hợp một kỹ sư (kỹ thuật viên) về công nghệ thông tin, kỹ thuật, khoa học v.v… vào làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản.
Cần phải lấy trong trường hợp bạn tốt nghiệp đại học về kỹ thuật sau đó làm việc tại Nhật Bản hay trường hợp nhân lực hữu ích khối kỹ thuật được tuyển từ nước ngoài vào Nhật Bản.
Các điều kiện được yêu cầu để có Visa kỹ thuật như dưới đây:

  • Đã tốt nghiệp đại học ở lĩnh vực kỹ thuật hoặc đã nhận được sự giáo dục từ mức tương đương trở lên. Đã tốt nghiệp đại học hoặc được đào tạo tương đương hoặc cao hơn trong lĩnh vực kỹ thuật.
    Đã hoàn thành khóa học chuyên ngành của trường trung cấp nghề của Nhật Bản.
    Có kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên.
    *Tuy nhiên, đối với các kỹ thuật viên công nghệ thông tin, trong trường hợp đỗ kỳ thi do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bằng thông báo hoặc khi có chứng chỉ, không yêu cầu điều kiện bên trên
  • Được nhận thù lao bằng hoặc nhiều hơn số tiền người Nhật Bản nhận được trong trường hợp làm việc.
Thủ tục thay đổi tư cách lưu trú

Đơn xin cấp phép thay đổi tư cách lưu trú từ “du học” sang “đi làm”, về nguyên tắc, người nước ngoài cần đến Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh của khu vực gần nhất hoặc chi cục hoặc văn phòng chi nhánh của họ.

Nơi đăng ký, nơi tư vấn v.v…
Hồ sơ cần thiết

Trong trường hợp tiến hành đăng ký thay đổi, cần phải chuẩn bị các hồ sơ sau.

Các giấy tờ tự làm
  • Hộ chiếu mang tên của chính mình (hoặc giấy chứng nhận sang Nhật) và thẻ lưu trú.
  • Đơn xin thay đổi tư cách lưu trú
    ※Có thể tải về từ trang Web của Bộ Tư pháp
  • Bản lý do đăng ký (nộp tuỳ ý)
Hồ sơ nhận từ Công ty
  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (được cấp trong vòng 3 tháng trước ngày đăng ký)
  • Bản photocopy Hợp đồng lao động
  • Bản photocopy báo cáo tài chính của Công ty tuyển dụng
  • Photocopy hồ sơ của các văn bản pháp lý như khấu trừ thu nhập tiền lương của năm (có đóng dấu tiếp nhận của cơ quan thuế)
  • Giới thiệu về công ty (In ra từ trang Web cũng được nhưng nội dung có ghi các thông tin cần thiết)
  • Bản lý do tuyển dụng (Nộp tuỳ ý)

*Những hồ sơ cần thiết này khác nhau tuỳ theo công ty nơi có nguyện vọng làm việc.

Hồ sơ nhận từ trường học, trường Đại học
  • Bằng tốt nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời)
    *Trường hợp đã nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời thì sau đó phải nộp Bằng tốt nghiệp.
Xét duyệt và cho phép đăng ký thay đổi

Việc xét duyệt hồ sơ của Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh, đầu tiên sẽ được kiểm tra xem tình trạng cư trú và nội dung hoạt động từ trước tới nay tại nơi làm việc có tương ứng với tư cách lưu trú “Kỹ thuật, kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế” hay không.
Từ lý lịch học tập (chuyên ngành, nội dung nghiên cứu v.v…) và lý lịch khác, người đó có kỹ thuật, kiến thức tương ứng không, những kỹ thuật, kiến thức của bản thân người đó có sử dụng được trong nội dung công việc định làm không, đãi ngộ (thù lao v.v…) có phù hợp không, quy mô và thành tích công ty tuyển dụng có tính ổn định, liên tục không, hơn nữa bản thân người đó có nhiều cơ hội để cống hiến cho công việc không, thì kết quả sẽ được thông báo qua bưu điện sau đó chứ không được thông báo ngay hôm đăng ký.      
Nếu bạn qua được phần xét duyệt hồ sơ, bạn sẽ được cấp tư cách lưu trú cần thiết cho công việc của bạn.
Dựa theo quy định của lệ phí liên quan đến Luật nhập cảnh, bạn cần trả 4.000 yên trong trường hợp nhận được sự cho phép thay đổi tư cách lưu trú. (Phương thức thanh toán là mua tem 4.000 yên và dán vào “Chứng từ thanh toán phí”.)

Hoạt động tìm việc theo “Hoạt động đặc định”

Hoạt động đặc định là tư cách lưu trú do Bộ trưởng Bộ tư pháp chỉ định đặc biệt cho từng cá nhân người nước ngoài để thực hiện các hoạt động trong tình huống đặc biệt.
Đây là một bước đệm khi các hoạt động này không còn phù hợp với các hình thức lưu trú khác.

① Hoạt động đặc định (Hoạt động tiếp tục tìm việc)

Những người tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc Cao học ở Nhật Bản, những người tốt nghiệp trường nghề (khóa học chuyên ngành của trường dạy nghề) đã nhận được học vị chuyên ngành và những người tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp thay đổi tư cách lưu trú từ “du học” thành “hoạt động đặc định” thì có thể tìm kiếm việc làm.
Thời gian là 6 tháng, nhưng khi không tìm được việc làm sau 6 tháng, bạn có thể gia hạn và làm việc thêm khoảng thời gian 6 tháng (cộng với lần thứ nhất thì tối đa là 1 năm).
(Trường hợp thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì có thể tiến hành hoạt động tìm việc thêm 1 năm nữa)
Hơn nữa, trong thời gian “Hoạt động đặc định”, bạn có thể làm công việc bán thời gian nếu có giấy phép hoạt động ngoài tư cách.

Các hồ sơ cần thiết để xin phép thay đổi sang hoạt động đặc định (Hoạt động tiếp tục tìm việc)

【Những thứ người đăng ký chuẩn bị】

  • Bản đăng ký cấp phép thay đổi tư cách lưu trú (3 bản và ảnh dành cho người nộp đơn)
  • Hộ chiếu và thẻ lưu trú
  • Văn bản chứng minh khả năng thanh toán cho bất kỳ chi phí nào trong thời gian lưu trú của người nộp đơn đăng ký.
  • Tài liệu để xác thực rõ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm việc làm
    (Thông tin lưu lại về hoạt động tìm việc, kế hoạch và kết quả hoạt động tìm việc, giấy đăng ký Hello Work, bảng đặt trước tham gia buổi giới thiệu công ty, hồ sơ thông báo kết quả tuyển chọn v.v…)

【Những giấy tờ nhận từ trường học】

  • Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao học
  • Giấy chứng nhận có học vị chuyên ngành do trường nghề cấp
  • Thư giới thiệu về việc tiếp tục hoạt động tìm kiếm việc làm ở các trường nghề, Đại học, Cao học v.v…
  • Bảng thành tích học tập của trường nghề
  • Hồ sơ làm rõ chi tiết nội dung đào tạo tại trường nghề.
② Tư cách lưu trú khi đang có visa “Hoạt động đặc định (Hoạt động tiếp tục)”, từ khi được nhận Naitei (Giấy báo trúng tuyển) cho đến khi vào công ty

Sau khi hoạt động tìm kiếm việc làm kết thúc và đã trúng tuyển, có khi có một khoảng thời gian chờ đợi vài tháng cho đến khi vào công ty.
Cho đến trước khi vào công ty thì vẫn là tư cách lưu trú "hoạt động đặc định", nhưng mục đích của hoạt động thay đổi từ "tìm kiếm việc làm" sang "chờ đợi", vì vậy sẽ thực hiện thủ tục thay đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn dự định vào công ty từ tháng 4, vì bạn có thể xin visa làm việc “Kỹ thuật, kiến thức nhân văn và nghiệp vụ quốc tế” từ tháng 12 của năm trước đó, nếu trúng tuyển vào khoảng tháng 12 thì nên xin visa lao động.
Ngoài ra, thông báo cho phép thường được đưa ra trong vòng một tháng kể từ khi nộp đơn, nhưng việc đi đến Cục quản lý lưu trú và xuất nhập cảnh để chuyển đổi tư cách lưu trú sang đi làm sẽ là sau khi tốt nghiệp vào tháng 3.

Giấy tờ cần thiết để xin đổi sang visa “Hoạt động đặc định” (từ khi chờ hoặc nhận được Naitei (Giấy báo trúng tuyển) đến khi vào công ty)

【Những thứ người nộp đơn đăng ký chuẩn bị】

  • Bản đăng ký cấp phép thay đổi tư cách lưu trú (5 bản, ảnh)
  • Hộ chiếu và thẻ lưu trú
  • Văn bản chứng minh khả năng thanh toán cho mọi chi phí trong thời gian lưu trú

【Những giấy tờ nhận được từ Công ty】

  • Văn bản có thể xác nhận ngày trúng tuyển và nội dung tuyển dụng từ công ty từ công ty đã trúng tuyển.
  • Bản cam kết về việc tuân thủ công việc liên lạc của công ty bạn đã trúng tuyển.
  • Hồ sơ xác nhận nội dung như việc đào tạo cho đến khi tuyển dụng chính thức (chỉ trường hợp có hoạt động tương ứng).
③ Hoạt động đặc định (Dành cho người có trình độ năng lực tiếng Nhật cao)

Căn cứ vào một phần nội dung sửa đổi của văn bản công bố và giải thích cụ thể về luật của Bộ tư pháp, ngày 30 tháng 5 năm 2019 (Reiwa 1), một nội dung hoạt động mới là “Hoạt động đặc định số 46” được thêm vào. Trong đó, những người tốt nghiệp các trường đại học của Nhật, có trình độ năng lực tiếng Nhật cao có thể làm việc trong các ngành mà trước đây không được cho phép làm như các công trường, nhà máy của các ngành sản xuất, hay các ngành dịch vụ như cửa hàng ăn uống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (combini/ convenient store)… miễn là các công việc đó có thể phát huy được kiến thức học ở trường đại học, cũng như phát huy được khả năng thích nghi, và năng lực tiếng Nhật cao.
“Người có trình độ năng lực tiếng Nhật cao” nghĩa là (1) người đỗ bằng N1 của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật hoặc (2) đạt số điểm trên 480 điểm của kỳ thi Kiểm tra năng lực tiếng Nhật thương mại BJT, hay (3) người tốt nghiệp các trường đại học của Nhật với chuyên ngành “Tiếng Nhật”.
Ngoài ra, người phụ thuộc của người có tư cách cư trú là Hoạt động đặc định số 46 như chồng/ vợ hay con cái cũng được cấp tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” (Số 47) và được chấp nhận các hoạt động sinh hoạt thông thường.

ページトップ