Để tiến hành hoạt động tìm việc làm, đầu tiên cần phải “phân tích bản thân”, chọn lọc, tìm ra doanh nghiệp hay ngành nghề mà mình mong muốn.
Thông qua việc phân tích bản thân, bạn có thể trả lời được “lý do ứng tuyển” hay “PR bản thân”, những điều thường được hỏi trong buổi phỏng vấn hay trong hồ sơ ứng tuyển.
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cách viết các loại tài liệu hay luyện thi phỏng vấn để tham gia kì thi tuyển dụng của doanh nghiệp.
Việc tham gia các buổi “Hội thảo việc làm” sẽ có ích cho việc luyện thi này.
Phân tích bản thân nếu nói ngắn gọn là “việc biết bản thân”.
Việc này có liên quan mật thiết tới việc phỏng vấn hay điền đơn xin ứng tuyển, nói cách khác đây là điều cơ bản của hoạt động tìm kiếm việc làm.
Nếu không thể làm việc này thì hoạt động tìm kiếm việc làm sẽ không thể thuận lợi.
Thực tế thì những người đi trước các bạn cũng cho rằng việc họ dành nhiều công sức nhất khi chuẩn bị cho hoạt động tìm việc làm chính là phân tích bản thân.
Thông qua việc tiến hành phân tích bản thân, nắm được “quan điểm, trọng tâm của mình”, bạn có thể chọn ra được doanh nghiệp, ngành nghề mà mình mong muốn.
Vừa tiếp thu ý kiến của người quen, bạn bè, gia đình v.v... vừa tận dụng các công cụ như công cụ chuẩn đoán “đánh giá nghề nghiệp” và phân tích một cách cân đối.
Bạn hãy áp dụng những điều đã hiểu, nắm được thông qua việc phân tích bản thân là “đặc trưng, sở trường, giá trị quan của bản thân vào việc PR bản thân tại kỳ thi phỏng vấn hay trong đơn ứng tuyển.
Mấu chốt lớn nhất lúc này là việc nói, viết làm sao để doanh nghiệp (người phụ trách nhân sự) cảm thấy thu hút.
Bạn hãy ý thức việc vừa đan xen cấu trúc thành các phần 1. Kết luận, 2. Tình trạng, mục đích, 3. Vấn đề, 4. Hành động cụ thể, 5. Câu chuyện cụ thể và viết nó thành dạng câu chuyện.
Bạn hãy lưu ý, đừng đơn thuần là “Tôi có năng lực giải quyết vấn đề” mà hãy nói rõ, viết rõ rằng “Khi có bất cứ chủ đề, vấn đề gì, giải quyết nó như thế nào, sẽ có hiệu quả, kết quả ra sao”.
Các tài liệu phải nộp cho doanh nghiệp khi đi tìm việc gồm có “đơn xin ứng tuyển”, “sơ yếu lý lịch”, “thư điện tử”, “thư tay”.
Hãy nắm rõ quy tắc, cách thức viết của từng loại.
Đơn xin ứng tuyển tạo ra sự kết nối đầu tiên giữa doanh nghiệp và sinh viên, bày tỏ nguyện vọng nhằm ứng tuyển kỳ tuyển dụng của doanh nghiệp.
Dựa trên đánh giá về việc hoàn thành đơn xin ứng tuyển, doanh nghiệp sẽ quyết định bạn có lọt vào vòng tuyển chọn tiếp theo hay không.
Hơn nữa, đối với sinh viên thì đây cũng được coi là một tài liệu thể hiện bản thân với doanh nghiệp.
Trong đơn xin ứng tuyển, ngoài những thông tin cơ bản như tên, thông tin trường Đại học đang học, địa chỉ liên lạc, hoạt động ngoại khoá v.v… thì còn yêu cầu bạn trả lời những câu hỏi như “lý do ứng tuyển”, “PR bản thân”, “việc bạn đã dành nhiều tâm huyết khi học Đại học” v.v…
Để làm được việc này, bạn cần phải nghiên cứu trước về doanh nghiệp dựa trên trang Web của doanh nghiệp v.v…
Hãy chuẩn bị trước để có thể trả lời trong số chữ quy định.
Doanh nghiệp sẽ hỏi bạn chi tiết về các nội dung trong đơn xin ứng tuyển khi thi phỏng vấn.
Cần giữ bản ghi chú để biết được ở doanh nghiệp nào bạn đã nộp đơn xin ứng tuyển với nội dung như thế nào.
Sơ yếu lý lịch là tài liệu để doanh nghiệp biết được thông tin cá nhân của mình.
Hãy viết bằng câu chữ lịch sự, dễ đọc.
Cho dù chỉ viết sai 1 chữ bạn cũng đừng sửa bằng bút xoá hoặc bằng cách gạch 2 đường mà hãy viết lại mới hoàn toàn.
Việc viết tay sơ yếu lý lịch thì tốt nhưng sử dụng máy tính để viết cũng không sao.
Khi tìm kiếm việc làm bạn sẽ có nhiều cơ hội trao đổi qua email với phía doanh nghiệp, nên hãy học trước về những quy tắc trong thư điện tử.
Ngoài ra còn có quy chuẩn về cách viết thư tay.
Khi gửi đơn xin ứng tuyển hay sơ yếu lý lịch, có quy tắc về việc đính kèm một đoạn thư ghi nội dung.